Danh mục tin tức

SEO Onpage là gì? Hướng dẫn 4 bước tối ưu On-Page một cách hoàn hảo

Cập nhật: 01/02/2021 12:02 - Lượt xem: 601

Có thể bạn đã biết Kỹ thuật Onpage rất quan trọng trong SEO, vậy On-page có ý nghĩa gì với các Search Engine, Nó ảnh hưởng thế nào tới xếp hạng? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

SEO On-page là một chiến lược Internet marketing, SEO On-Page là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website cho người dùng trên Google ...

Có 2 khái niệm Onsite SEO Optimization và Onpage SEO Optimization cần lưu ý:

  • Onsite SEO Optimization: Tối ưu toàn bộ site từ cấu trúc website, điều hướng, sitemap, robots, và cấu trúc URL, vv…
  • Onpage SEO Optimization: tối ưu hóa một trang web cụ thể tập trung vào tối ưu hóa nội dung cho một từ khóa mục tiêu, điều này bao gồm việc sử dụng tiêu đề thích hợp, vị trí đặt từ khóa, đảm bảo chất lượng nội dung, và nhiều yếu tố khác.

I. SEO ON-Page Là Gì ?

SEO Onpage là phương pháp thực hiện tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trực tiếp trên trang Web giúp trang Web xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của Google. Từ đó Website có nhiều lượng tương tác hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

SEO On-Page là gì?

II. Kỹ Thuật SEO On-Page Có Quan Trọng ?

Các công cụ tìm kiếm, nổi bật là Google, có xu hướng ngày càng đề cao các yếu tố trải nghiệm người dùng khi sắp xếp thứ hạng các website. Việc chúng ta cần làm là giúp Google xác định được các từ khóa mục tiêu từ các bài viết, giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung trên trang của bạn đang cung cấp những gì cho người đọc.

Bạn Sẽ Đặt Câu Hỏi Tại Sao Nội Dung Của Tôi Không Xuất Hiện Trong Kết Quả Tìm Kiếm ?

Có thể có rất nhiều lý do, nhưng nếu bạn không chú ý đến SEO có lẽ đó là lý do lớn nhất. Vì vậy khi thực hiện tối ưu hóa SEO cho bài viết chúng tôi tuân theo một tập hợp các phương pháp đã được chứng minh qua thực tế để có được vị trí xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Bây giờ thuật toán của Google đã cải tiến và thông minh hơn rất nhiều khi áp dụng trí tuệ nhân tạo để tìm những nội dung tốt nhất và xứng đáng với các vị trí đứng top, Google không chỉ xem xét điểm số SEO Onpage của một bài viết mà cũng đưa nhiều yếu tố khác như tín hiệu truyền thông xã hội, chất lượng liên kết, độ uy tín của domain, và nhiều yếu tố khác.

Mục tiêu với SEO On-page là tối ưu bài viết một cách tự nhiên, nhưng theo cách thông minh hơn để Google có thể dễ dàng chọn ra các từ khóa mục tiêu và đưa trang web của bạn nhắm đúng mục tiêu khách hàng.

Như chúng ta đã biết có rất nhiều thay đổi trong vài năm gần đây, cụ thể như thông tin thể hiện trực quan bằng hình ảnh.

III. Các Yếu Tố Quan Trọng, Bắt Buộc Với On-Page !

  • Chất lượng nội dung và định dạng nội dung
  • Tiêu đề trang
  • Nội dung chuẩn SEO
  • Hình ảnh và các yếu tố đa phương tiện
  • Nội dung đáp ứng mục đích truy vấn tìm kiếm của người dùng
  • Liên kết nội bộ trỏ đến những nội dung liên quan
  • Giao diện đáp ứng, tương thích với nhiều thiết bị
  • Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin
  • Thường xuyên cập nhật nội dung
  • Chuyên môn và sự tin cậy
  • Nội dung duy nhất, độc đáo có giá trị
  • Tốc độ load trang nhanh
  • Lựa chọn từ khóa mục tiêu phù hợp cho nội dung

IV. Kỹ Thuật Tối Ưu SEO On-Page !

Để có kết quả SEO tốt thay vì tốn nhiều thời gian xây dựng liên kết bạn nên tập trung vào các yếu tố trên trang để tạo kết nối giữa uy tín với Off-page và Onpage cho phù hợp. Vì vậy hãy tập trung để tạo ra những nội dung giá trị thực sự hữu ích với người dùng.

Dưới đây là chia sẻ kỹ thuật thực hiện SEO On-page với các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.

1. Xác Định Từ Khóa Cho Mỗi Page

Việc đầu tiên là cần phải xác định được từ khóa SEO cho mỗi trang, từ khóa SEO là móc nối giúp cho người dùng tìm được trang web của bạn thông qua Google.

2. Các Yếu Tố On-Page Quan Trọng

#1. Tối Ưu Điều Hướng

Điều hướng tốt giúp người dùng và Google dễ dàng tìm đến các trang thông tin trên website của bạn.

Các vùng điều hướng của site qua: Menu, Breadcrumb, ...

#2. Tiêu Đề Trang - Thẻ Title

Thẻ Title: Mỗi trang & bài viết của bạn nên có tiêu đề riêng, bao gồm các từ khóa cho trang đó. Không nên quá ngắn và phải có nội dung duy nhất, không trùng lặp.

Lưu Ý Về Thẻ Title:

  • Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang
  • Chứa từ khóa tìm kiếm
  • Nội dung duy nhất, không được trùng lặp
  • Độ dài thẻ không để quá ngắn hoặc quá dài

Nội Dung Thẻ Title xuất Hiện Trên Tab Của Trình Duyệt Và Trọng Code HTML

Nội dung thẻ Title xuất hiện trên Tab của trình duyệt và trong code HTML

#3. Meta Description

Meta Descriptions là thẻ giới thiệu nội dung của trang trên website cho Google và người dùng.

Lưu Ý Về Description:

  • Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn
  • Mô tả duy nhất, không được trùng lặp
  • Độ dài thẻ từ 100-155 ký tự
  • Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả

#4. Meta Keywords

Google không sử dụng yếu tố Meta Keyword trong xếp hạng do bị lạm dụng và nhồi nhét từ khóa quá nhiều, nhưng bạn vẫn nên sử dụng Meta keyword một cách hợp lý khai báo 1 từ khóa phù hợp với nội dung vẫn có giá trị với SEO.

#5. Tiêu Đề con Trong Trang

Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với công cụ tìm kiếm.

  • H1: Thường là thẻ Title, có chứa từ khóa và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang
  • H2: Nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong trang, H2 có chứa từ khóa hoặc chứa các biến thể của từ khóa.
  • H3: Tương tự như H2 nếu nội dung phân cấp H2 có nhiều mục con.

#6. Image – Tối ưu hình ảnh

  • Sử dụng hình ảnh trong nội dung là một cách để làm cho website hấp dẫn và loại bỏ sự nhàm chán của nội dung.
  • Nên đặt tên hình ảnh liên quan đến nội dung
  • Tối ưu hình ảnh trước khi upload: nén, thay đổi kích thước phù hợp
  • Sử dụng thuộc tính ATL, để mô tả ảnh
  • Đặt tên không dấu và cách các từ bởi ký tự gạch ngang
  • Dung lượng không nên quá cao, vì có thể ảnh hưởng đến tốc độ load trang.
  • Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh

#7. Liên Kết Văn Bản - Anchor text

  • Là văn bản đặt trong liên kết dẫn đến một trang nội dung khác.
  • Không nên để 2 liên kết trong một bài viết cùng một URL, vì chỉ liên kết đầu tiên được tính bởi Google.
  • Trên một bài viết có thể dẫn nhiều liên kết theo từng mục trong nội dung và lưu ý dẫn tới các nội dung liên quan, đặt các từ khóa trong liên kết phải phù hợp với nội dung của trang đích được liên kết.

#8. Liên Kết Nội Bộ - Internal link

Liên kết nội bộ là các liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng một website.

Kỹ Thuật SEO On-Page Liên Kết Nội Bộ

Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.

Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát trang.

Nếu trang trang web của bạn phong phú với đầy đủ các nội dung, thì bạn nên đặt 3 - 10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc vào độ dài của nội dung. Nhưng điều quan trọng là dẫn tới các trang nội dung liên quan.

Liên kết nội bộ một cách tự nhiên trong nội dung bài viết sẽ có giá trị tốt và tránh được Google phạt, lưu ý không nên để liên kết quá dày, như thế sẽ bị Google xem là SPAM.

Liên kết sẽ tốt hơn nếu được đặt trong hình ảnh

#9. Cấu trúc URL

  • URL có chứa từ khóa liên quan đến nội dung
  • URL không nên quá dài
  • URL phải viết thường không dấu, không được chứa các ký tự đặc biệt

Ví dụ cấu trúc URL tốt: https://biz24h.vn/seo-onpage-la-gi-huong-dan-toi-uu-onpage-day-du-nhat-n213208.html

#10. Làm Nổi Bật Các Phần Text Quan Trọng

Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết giúp người dùng tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp người dùng nắm bắt những thông tin chính của bài tốt hơn.

Sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:

  • Sử dụng các thẻ H1, H2, H3, H4
  • Sử dụng liên kết văn bản
  • Sử dụng từ khóa trong các thẻ Strong, I, U ...

3. Vị Trí Đặt Từ Khóa

  • Từ khóa nên đặt ở thẻ TITLE
  • Đặt trong URL
  • Đặt trong thẻ mô tả Description
  • Đặt ở đoạn đầu tiên của nội dung
  • Đặt trong thuộc tính ALT của ảnh, trong tên ảnh
  • Xuất hiện trong các heading H2, H3
  • Phân bố đều ở cả trang
  • Xuất hiện trong thẻ B, U, I

4. Mật Độ Từ Khóa

Chiếm khoảng 1.5% nội dung của trang

5. Xây Dựng Liên Kết Ra Ngoài Trang - External Link

Liên kết ra ngoài website của bạn

  • Dẫn link sang các bài liên quan
  • Dẫn link ra ngoài tới các nguồn tham khảo tin cậy, tăng niềm tin với các công cụ tìm kiếm

6. Tích Hợp Nút Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

Tương tác của các mạng xã hội cũng là một yếu tố xếp hạng, vì vậy bạn nên tích hợp các Plugin cho các mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn.

Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội như

  • Facebook
  • G+
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Hình minh họa các nút chia sẻ MXH

7. Các Yếu Tố On-Page Khác

  • Sử dụng các thẻ mô tả thông tin của nội dung được cung cấp bởi các bên thứ 3 hỗ trợ chia sẻ lên các trang MXH
  • Nên sử dụng các nội dung có số lượng từ dài từ 1500 từ trở lên
  • Tăng tốc độ load trang web
  • Tối ưu hình ảnh trước khi upload: nén, thay đổi kích thước
  • Cuối bài viết nên khuyến khích yêu cầu người dùng có hành động (chia sẻ, comment, mua hàng)
  • Tích hợp file Robots.txt để khai báo các thông tin cho phép
  • sitemap.xml hỗ trợ Google thu thập và đánh chỉ mục dễ hơn với các URL được liệt kê
  • Kiểm tra các lỗi server

8. Cách Giữ Chân Người Đọc Ở Lại Trang Lâu Hơn

Cải thiện thiết kế website làm tăng trải nghiệm người dùng:

  • Thiết kế giao diện đẹp thu hút, đáp ứng cho các thiết bị desktop, tablet, mobile
  • Điều hướng đơn giản dễ sử dụng
  • Sử dụng Font chữ dễ đọc
  • Các đoạn không quá dài
  • Sử dụng các Heading H2, H3 cho nội dung trong các đoạn
  • Làm cho văn bản dễ đọc hơn, đánh dấu các text nội dung quan trọng dùng các thẻ in đậm, in nghiêng
  • Có khoảng trắng phân tách giữa các đoạn
  • Cấu trúc nội dung tốt

Cải thiện chất lượng nội dung:

  • Cung cấp nhiều thông tin có giá trị
  • Đảm bảo nội dung website liên quan với từ khóa
  • Viết bài với phong cách thú vị, hấp dẫn
  • Thể hiện nội dung đơn giản dễ hiểu, dễ làm theo
  • Sử dụng video, hình ảnh, slides cho nội dung thêm phong phú
  • Sử dụng liên kết liên quan dẫn người đọc sang các bài viết cùng chủ đề
  • Kích thích cái tôi cá nhân của người đọc
  • Kêu gọi hành động, khuyến khích người đọc bình luận về nội dung của bạn
  • Tích cực phản hồi comment và những câu hỏi của người dùng

V. Tổng Kết !

Trên đây là những chia sẻ về Kỹ thuật Tối ưu SEO On-page để có được thứ hạng tốt trong các kết quả tìm kiếm, nhưng điều quan trọng bạn cần phải nhớ:

  • Đừng cố khôn hơn Google, mọi nỗ lực của bạn nhằm đánh lừa Google sẽ là vô ích
  • Hãy tạo ra những nội dung hữu ích thực sự với khách hàng, tổ chức các nội dung này với mật độ từ khóa và cách bố trí từ khóa tự nhiên nhất, Chắc chắc website của bạn sẽ có thứ hạng cao.